Điện thoại: 028.8889.8688

NHỮNG RỦI RO ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN DOANH NGHIỆP KHI CHỌN SAI ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU GẠO

Trong tất cả lĩnh vực kinh doanh, mọi ngành đều đối diện với những rủi ro cụ thể, và ngành gạo không phải là ngoại lệ. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 5 rủi ro nghiêm trọng nhất  mà bạn sẽ phải đối mặt nếu lựa chọn sai đơn vị xuất khẩu gạo.

Rủi ro 1: Gạo được cung cấp không đảm bảo chất lượng

Trong quá trình xuất khẩu gạo, quy trình kiểm tra chất lượng gạo cơ bản là một bước quan trọng. Quy trình kiểm tra như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị mẫu sản phẩm gạo để kiểm nghiệm và xây dựng chỉ tiêu thử nghiệm.
  • Bước 2: Gửi mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y Tế chỉ định.
  • Bước 3: Nhận kết quả kiểm nghiệm gạo.

Quy trình cơ bản là vậy, nhưng không phải tất cả đơn vị đều tuân thủ quy trình này. Dẫn đến việc gạo bị nhiễm bệnh, nấm mốc, hoặc sinh mọt trong quá trình vận chuyển. Các sản phẩm gạo không chất lượng này gây thiệt hại trực tiếp đến uy tín người nhập khẩu.

Hinh-anh-gao-bi-mot-do-doanh-nghiep-xuat-khau-khong-dam-bao-quy-trinh-khu-trung

Hình ảnh gạo bị mọt do doanh nghiệp xuất khẩu không đảm bảo quy trình khử trùng

Rủi ro 2: Giao hàng không đúng hẹn

Những đơn vị xuất khẩu gạo không chuyên nghiệp luôn xảy ra vấn đề trong thời gian giao hàng. Các sự cố có thể xảy ra như:

  • Chuẩn bị hàng chậm
  • Trễ ngày giao hàng
  • c chứng từ cung cấp không kịp thời
  • Không rõ ràng về thời gian giao hàng trong hợp đồng,…

Hãy lưu ý, nếu thời gian giao hàng không được cam kết thì sẽ không đảm bảo hàng hóa sẽ đến đúng kế hoạch. Từ đó, có thể đánh giá đơn vị đó không chuyên nghiệp và sự uy tín. Hệ quả nghiêm trọng nhất của rủi ro thứ 2 này là bạn bị hủy đơn hàng hoặc phải đền bù hợp đồng. Và cũng đồng nghĩa, bạn đã đánh mất uy tín của thương hiệu, vô hình trung giúp tăng cơ hội bán hàng cho đối thủ cạnh tranh.

Rủi ro 3: Thiếu chính sách bảo vệ khách hàng

Trong kinh doanh sản phẩm và dịch vụ luôn tồn tại những vấn đề rủi ro không mong muốn với cả doanh nghiệp và khách hàng. Một vài rủi ro có thể xảy ra:

  • Thất thoát sản phẩm: Vấn đề này thường xảy ra chủ yếu ở đối tác vận chuyển, là rủi ro mà doanh nghiệp bị thụ động và không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên nó vẫn ảnh hưởng lớn đến khách hàng. 
  • Các rủi ro bất khả kháng: Thời tiết xấu gây chìm tàu vận chuyển gạo, cướp biển cướp gạo,.. Thường rủi ro bất khả kháng rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên, để đảm bảo nhất, bạn vẫn nên kiểm tra xem phía doanh nghiệp sẽ có những giải pháp nào tốt giải quyết vấn đề này.
  • Biến động giá: Giá thị trường gạo luôn có sự thay đổi, có khi giá thị trường thời điểm hiện tại thấp hơn giá bạn đã thỏa thuận với doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp uy tín, sẽ có sự cảm thông và tạo cơ hội đàm phán lại để thống nhất mức giá tốt nhất dành cho bạn
  • Chất lượng sản phẩm: Ngoài yếu tố chủ quan còn có nhiều yếu tố khách quan tác động đến chất lượng gạo. Tuy nhiên, điều đó có thể chấp nhận được và sẽ đi kèm với trách nhiệm của đơn vị xuất khẩu.

Những rủi ro trên không phải tất cả, nhưng cho dù là rủi ro nào thì cũng ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến người nhập khẩu. Nên nếu đơn vị bạn đang tham khảo không có chính sách bảo vệ khách hàng, hãy nhanh chóng tìm kiếm đơn vị khác để đảm bảo tối đa quyền lợi và lợi ích của bạn.

Rủi ro 4: Mất niềm tin từ phía đối tác và khách hàng

Mọi rủi ro và sai sót nêu trên có thể dẫn đến sự căng thẳng trong quá trình giao dịch. Bạn sẽ không chỉ cảm thấy tức giận và khó chịu vì chất lượng sản phẩm kém, mà còn phải đối mặt với áp lực lớn từ việc đối tác và khách hàng yêu cầu hủy đơn hàng. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu, điều  bạn đã dành nhiều thời gian và công sức để xây dựng.

Trang-thai-lo-lang-khi-doi-dien-voi-yeu-cau-huy-don-tu-cac-doi-tac-khach-hang

Trạng thái lo lắng khi đối diện với yêu cầu hủy đơn từ các đối tác, khách hàng

Rủi ro 5: Thất thoát tài chính

Khi đơn hàng không đúng kế hoạch, doanh nghiệp của bạn sẽ đối mặt với sự thất thoát về tiền bạc:

  • Chi phí loại bỏ gạo: Đối với sản phẩm không đạt chất lượng, buộc phải xử lý loại bỏ. Quy trình này gây tốn kém về mặt tài chính.
  • Chi phí pháp lý: Việc đối diện với các vụ kiện hoặc yêu cầu bồi thường từ phía đối tác, khách hàng, thường đi kèm với chi phí khá cao.
  • Thất thoát bởi danh tiếng: Khi hợp đồng bị phá vỡ, uy tín suy giảm sẽ ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp. Dẫn đến, doanh nghiệp của bạn có khả năng thất thoát tài chính dài hạn.
  • Tái xây dựng danh tiếng: Khi danh tiếng bị tổn hại thì mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để phục hồi. Điều này sẽ tác động đến sự tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Tính bền vững: Nếu liên tục gặp rủi ro về sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bị đe dọa đến sự tồn tại và cả hệ thống kinh doanh.

Do đó, để tránh thất thoát tài chính và các rủi ro nêu trên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và có các chiến lược thật rõ ràng để đảm bảo nguồn gạo được cung cấp luôn chất lượng và uy tín.

Tổng Kết

Việc lựa chọn đúng đơn vị xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích của bạn trong kinh doanh xuất khẩu gạo. Không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm, mà còn đối phó với các rủi ro không mong muốn trong ngành này. Chọn sai đơn vị xuất khẩu gạo có thể dẫn đến hàng loạt rủi ro từ sản phẩm kém chất lượng đến mất uy tín, thất thoát tài chính và sự đe dọa đến bền vững của doanh nghiệp.

Để đảm bảo nhất, hãy nắm vững và áp dụng 5 tiêu chí quan trọng khi lựa chọn đơn vị xuất khẩu gạo, để có thể đánh giá và chọn lựa các đơn vị uy tín, chất lượng. Điều này đảm bảo rằng bạn có thể xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với đối tác và khách hàng, bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp, và duy trì tính bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
golden line

Bài viết liên quan